Return to site

So sánh nhượng quyền Kebab với các loại bánh mì khác

 

Không phải loại bánh mì nào cũng xây dựng thành thương hiệu để áp dụng phương thức nhượng quyền kinh doanh.

· Kinh doanh

Việt Nam được coi là thiên đường ẩm thực đường phố với nhiều món ăn hấp dẫn. Thậm chí 8/6/2021 vừa qua đại diện thương hiệu Michelin nổi tiếng còn đề xuất quảng bá ẩm thực Việt trong cuốn cẩm nang ẩm thực của mình. Ẩm thực Việt đa dạng từ những món bánh mì.

Đơn cử như bánh mì chảo của Hà Nội, bánh mì que cay Hải Phòng, bánh mì xíu mại của Đà Lạt hay bánh mì gà xé của Đà Nẵng… Thế nhưng không phải loại bánh mì nào cũng xây dựng thành thương hiệu để áp dụng phương thức nhượng quyền kinh doanh.

So sánh về hương vị

Không thể phủ nhận mỗi loại bánh mì đều có vị ngon riêng. Sở dĩ nhượng quyền bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá cao là do hương vị hợp khẩu vị của nhiều người bao gồm cả người Việt và khách nước ngoài. Trong khi đó một số món bánh mì khác lại bị hạn chế.

Ví dụ như bánh mì chả cá không hợp với người không thích ăn hải sản, bánh mì que cay không hợp người ăn nhạt. Trong khi đó bánh mì Kebab Torki lại sử dụng thịt lợn và gà – loại thịt phổ biến mà người người, nhà nhà đều ăn được để làm nhân.

Phiên bản gốc dùng thịt bò hoặc thịt cừu cũng đem đến mùi vị rất riêng. Mặt khác bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ còn kết hợp thêm với nhiều loại rau cùng nước sốt tạo nên hương vị hài hòa. Đây là yếu tố giúp phương thức kinh doanh nhượng quyền bánh mì kebab được đánh giá cao hơn so với một số loại bánh mì khác.

bánh mì Kebab được nhiều bạn trẻ yêu thích

Dĩ nhiên không thể phủ nhận mỗi bánh mì đem đến trải nghiệm khác nhau về hương vị. Thế nên nếu so sánh đến cùng thì cũng không thể nói bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ có ưu thế hơn bánh mì Việt. Nhất là khi bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ đã được thay đổi khi về Việt Nam.

So sánh về chi phí nhượng quyền

Nhiều lựa chọn cho nhà đầu tư

Chi phí nhượng quyền của mỗi thương hiệu không giống nhau mà còn phụ thuộc vào khả năng thu lời, lợi ích nhận được, vị trí, địa điểm… Có thể lấy ví dụ với một số thương hiệu nhượng quyền bánh mì nổi bật trong nước như sau:

  • Thương hiệu bánh mì Má Hải chuyển nhượng sản phẩm bánh mì chả cá với chi phí khoảng 20 triệu đồng, phí sử dụng thương hiệu 2.5% tính trên tổng doanh thu.
  • Thương hiệu Amangon thuộc thương hiệu chả cá Mạ 24h có chi phí chuyển nhượng 6.5 triệu đồng bao trọn gói.
  • Thương hiệu bánh mì Papparoti yêu cầu mức phí nhượng quyền lên đến 10.000 USD và hiện nay không còn quá thịnh thành.
  • Thương hiệu bánh mì Dân Tổ yêu cầu phí nhượng quyền thương hiệu tùy thuộc theo từng vùng miền kèm theo % tổng doanh thu mỗi tháng từ đối tác.
  • Thương hiệu bánh mì Tuấn Mập đưa ra mức phí nhượng quyền khoảng 400 triệu đồng là đã có thể làm chủ 100% cửa hàng
Mô hình Kebab Torki kiểu mới được nhiều khách hàng yêu thích

Chi phí nhượng quyền kebab không quá cao

Tương tự như mức chi phí đa dạng từ các thương hiệu bánh mì khác, nhượng quyền Kebab hiện cũng đem đến nhiều lựa chọn cho các nhà đầu tư. Đơn cử như thương hiệu bánh mì Kebab Torki chỉ yêu cầu nhà đầu tư với mức phí 35-70 triệu đồng. 

Đa phần các thương hiệu bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ đều không yêu cầu quá cao về mức phí với các nhà đầu tư. Việc so sánh về chi phí còn phải phụ thuộc vào cách làm bánh mì, chi phí đầu tư ban đầu, chi phí máy móc cũng như địa điểm… Nếu cửa hàng ở thành phố lớn thì chi phí chuyển nhượng sẽ cao hơn so với vùng nông thôn.

So sánh lợi nhuận hàng tháng

Điều mà các nhà đầu tư quan tâm khi chọn hình thức kinh doanh nhượng quyền bánh mì doner kebab cũng như những sản phẩm, dịch vụ khác hiển nhiên là lợi nhuận. Tại Việt Nam, bánh mì là món ăn nhanh có thể dùng cho bữa sáng, thay thế cho bữa trưa, bữa tối hoặc thêm vào bữa phụ.

Người Việt có thể thoải mái đổi mỗi bữa một loại bánh mì trong suốt cả tuần mà chẳng hề trùng lặp. Đây cũng là lý do bánh mì dễ dàng chiếm lĩnh thị trường để trở thành món ăn được nhượng quyền thương hiệu nhiều nhất. Lợi nhuận mỗi chiếc bánh không nhiều nhưng số lượng bán ra lớn góp phần đem đến doanh thu không nhỏ cho các nhà đầu tư.

Có thể thử so sánh một số cửa hàng kinh doanh nhượng quyền bánh mì doner kebab với những loại bánh mì khác như: bánh mì Sunrises Kebab đem về lợi nhuận 10-30 triệu/ tháng/ xe; bánh mì Kebab Torki với 15-40 triệu đồng/ tháng/ cửa hàng; bánh mì Tuấn Mập với 60-150 triệu đồng/ tháng; bánh mì và xôi Miele Pane với 20-50 triệu đồng/ tháng…

Một cửa hàng bán bánh mì Kebab

Doanh thu đạt được còn do giá bán của mỗi sản phẩm, số lượng sản phẩm bán ra. Đầu tư chi phí nhượng quyền ban đầu càng cao thì lợi nhuận thu thông thường cũng sẽ lớn hơn. Tuy nhiên điều đó tức là nhà đầu tư cần phải cân nhắc về nguồn vốn, địa điểm, lợi ích đạt được trước khi quyết định bỏ vốn.

Một sản phẩm mới của hệ thống Kebab Torki

Thông tin liên hệ

Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Quốc Tế Torki

Trụ sở chính: 120/7 Lê Văn Quới, P Bình Hưng Hòa A, Q Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

Hotline: 0937.038.598 / Email: franchise@kebabtorki.com / Liên kết tư vấn qua Zalo: https://zalo.me/0358909398